Mụn và thâm trên da mặt luôn đeo bám dai dẳng là nguyên nhân khiến nhiều người cảm thấy mất tự tin. Để xử lý vấn đề này một cách nhanh chóng tại nhà, bạn có thể tìm hiểu và áp dụng mặt nạ rau má trị mụn và thâm, dưỡng da trắng mịn.
1. Mặt nạ rau má có tác dụng gì?
Rau má là nguyên liệu tự nhiên không chỉ mang lại lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe mà còn là nguyên liệu làm đẹp đang được nhiều bạn gái sử dụng trong thời gian gần đây.
Theo những ghi chép của Y học Đông y, rau má có tính mát, vị ngọt lợ, có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón, giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, làm mát gan, thận, hỗ trợ điều trị mụn.
Theo các nghiên cứu hiện đại đã chứng minh, rau má có chứa hợp chất Saponin bao gồm acid Brahmic và acid Asiatic. Tác dụng giúp tái tạo tế bào da mới, bảo vệ da khỏi tác động xấu từ yếu tố bên ngoài. Chính vì vậy, rau má giúp làm lành vết thương nhanh chóng, giảm mờ vết thâm sẹo do mụn gây ra.
Bên cạnh đó, hoạt chất Triterpenoids trong rau má giúp máu lưu thông dưới da tốt, tăng cường sức đề kháng trên da, giúp da chắc khỏe và ức chế sự sản sinh quá mức lượng collagen trong các mô sẹo, giúp làm mờ vết sẹo cũ trên da và ngăn ngừa sự hình thành mụn. Ngoài ra, trong rau má có chứa vitamin C, được dân gian sử dụng như một vị thuốc giúp cải thiện trí nhớ, rất tốt cho não bộ.
mặt nạ rau má
2. Công thức làm mặt nạ rau má trị mụn
Rau má có chứa nhiều thành phần giúp hỗ trợ làn da thâm hoặc mụn rất hiệu quả như Triterpenoids, Saponin,… Vì thế, sử dụng mặt nạ rau má để đắp trực tiếp lên da là một trong những cách điều trị da mụn và thâm một cách nhanh chóng.
Mặt nạ rau má đắp lên da trị mụn và thâm
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Một nắm rau má.
Cách thực hiện:
- Rau má rửa sạch, cho vào máy xay rồi xay nhỏ.
- Rửa sạch vùng mặt bị mụn và thâm, lau khô bằng khăn mềm.
- Dùng bã rau má đắp trực tiếp lên mặt, để yên khoảng 20 phút rồi rửa sạch.
Tần suất: Thực hiện đều đặn mỗi ngày khi tình trạng mụn thâm nặng và giảm dần tần suất trong những tuần sau đó. Khi da đã ổn, bạn vẫn có thể đắp mặt nạ rau má duy trì 1-2 lần/tuần nhé.
Mặt nạ rau má và mật ong nguyên chất
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Một nắm rau má, 1 – 2 thìa mật ong nguyên chất.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rau má với nước.
- Cho rau má vào cối xay và xay nhuyễn. Trộn thêm mật ong vào rau má.
- Rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt và nước. Lau khô da bằng khăn mềm.
- Đắp hỗn hợp lên vùng da bị mụn và thâm ở mặt.
- Để hỗn hợp trên da khoảng 20 phút rồi rửa lại bằng nước sạch.
Tần suất: Thực hiện 2 – 3 lần/tuần để đạt được hiệu quả như mong muốn.
Mặt nạ rau má và sữa chua
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 30 gram rau má, 2 thìa sữa chua không đường.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rau má, đem rau má đi xay nhuyễn.
- Trộn đều sữa chua vào phần rau má đã xay nhỏ.
- Rửa mặt thật sạch với nước và sữa rửa mặt. Lau khô bằng khăn mềm.
- Đắp hỗn hợp rau má và sữa chua lên trên vùng da bị mụn thâm.
Tần suất: Massage nhẹ nhàng trong 15 phút. Để trên da trong khoảng 5 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
Mặt nạ rau má và chanh tươi
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 30 gram rau má, 1 thìa nước cốt chanh.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rau má, bỏ vào cối xay và xay nhuyễn rau má.
- Thêm nước cốt chanh vào phần rau má đã được xay nhuyễn.
- Rửa mặt thật sạch, dùng sữa rửa mặt nếu cần. Dùng khăn mềm lau khô.
- Đắp hỗn hợp lên vùng da bị thâm và mụn trên mặt.
- Để yên trên da trong khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
Tần suất: Bạn không nên lạm dụng mặt nạ này quá nhiều, vì da có thể bị bào mòn. Chỉ nên sử dụng từ 2 – 3 lần/tuần để chăm sóc da vừa đủ.
có thể tạo mặt nạ rau má với nhiều loại
3. Ưu và nhược điểm dùng mặt nạ rau má
Ưu điểm:
- Lành tính, rất hiếm khi gây kích ứng da;
- An toàn khi dùng lâu dài;
- Nguyên liệu dễ tìm;
- Chi phí thấp;
- Dễ thực hiện;
- Hiệu quả tác động lâu dài, nuôi dưỡng da từ sâu bên trong.
những ưu điểm của mặt nạ rau má
Nhược điểm:
- Mất nhiều thời gian để chuẩn bị;
- Cần kiên trì sử dụng một thời gian mới đạt được hiệu quả;
- Thường chỉ hiệu quả trong những trường hợp mụn do dậy thì, nóng trong người, thời tiết, môi trường… Trường hợp mụn do dị ứng hay viêm có nguyên nhân từ bệnh lý thường ít hiệu quả khi dùng mặt nạ rau má.
những nhược điểm của mặt nạ rau má
4. Một số lưu ý khi sử dụng rau má trị mụn?
Trong quá trình điều trị mụn bằng rau má thì ngoài áp dụng theo đúng những công thức hướng dẫn nêu trên thì bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Không tự ý nặn mụn, thói quen này sẽ khiến làn da trở nên nặng và khó trị hơn. Nên kiên trì vì trị mụn bằng nguyên liệu thiên nhiên là cả một quá trình không thể ngày một này hai là hết mụn.
- Giữ vệ sinh cho da luôn sạch và sử dụng những sản phẩm skincare phù hợp với da mụn.
- Không nên bôi kem dưỡng, serum thì chúng sẽ nuôi những nốt mụn trở nên “mập ú” hơn.
- Thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để tăng sức đề kháng cho da, giúp da được bảo vệ bởi các tác nhân bên ngoài lẫn bên trong. Từ đó làn da sẽ khỏe hơn.
- Nếu trong quá trình áp dụng các công thức trên có kích ứng thì hãy ngưng sử dụng ngay và đến các bệnh viện da liễu, cơ sở thẩm mỹ uy tín để được bác sĩ da liễu thăm khám.
- Che chắn và thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài để da được bảo vệ tránh khỏi những tác nhân từ môi trường như khói bụi, ánh nắng mặt trời, tia UV, tia cực tím,… Từ đó làn da cũng được khỏe hơn mỗi ngày.
một số lưu ý khi sử dụng mặt nạ rau má trị mụn
Như vậy có thể thấy mặt nạ rau má tuy lành tính, song tác dụng làm đẹp da là không cao. Bạn có thể sử dụng mặt nạ rau má như một bước chăm sóc da đơn giản tại nhà. Bên cạnh đó, nên xây dựng quy trình chăm sóc da đúng cách, ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý và kết hợp sử dụng các sản phẩm đường uống chứa tinh chất thiên nhiên để nuôi dưỡng làn da khỏe đẹp.
XEM THÊM :
Da Dầu Mụn Có Cần Dưỡng Ẩm Không? Nguyên Tắc & Cách Chăm Sóc Hiệu Quả