Viêm Da Tiếp Xúc Là Gì? Nguyên Nhân & Cách Điều Trị

Viêm Da Tiếp Xúc Là Gì? Nguyên Nhân & Cách Điều Trị

Bệnh viêm da tiếp xúc là một trong những tình trạng da khá là phổ biến có rất nhiều bạn gặp phải. Tuy tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bị nhưng mà gây ra những cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và da bị mất thẩm mỹ. Zee Store VietNam hôm nay sẽ chia sẻ đến với các bạn những triệu chứng điển hình của bệnh và những phương pháp điều trị tối ưu nhé!

 

1. Bệnh viêm da tiếp xúc là gì?

 

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng và viêm nhiễm do tiếp xúc với các chất gây dị ứng và một số yếu tố tác động bên ngoài môi trường. Vùng da sẽ phản ứng với những chất kích thích gây mẩn đỏ và ngứa ngáy rất khó chịu. 

 

Bệnh này thường tiến triển ở mức độ cấp tính và điều trị không quá khó khăn. Nhưng nếu các bạn chữa trị tốt và chăm sóc da đúng cách thì những tổn thương da này sẽ giảm đi khoảng từ 1 - 4 tuần.

 

Bệnh viêm da tiếp xúc này sẽ có 4 dạng chính sau đây:

 

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Tình trạng này xảy do da phản ứng với những mẫn cảm khi tiếp xúc với những tác động lạ đến và những chất gây dị ứng. Khi đó dưới da sẽ tăng histamin gây kích ứng, mẩn đỏ, viêm da. Gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu và có khi bị phát ban.

  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: Loại viêm da này thường gặp và rất phổ biến. da bị ứng với những chất hoá học độc hại.

  • Viêm da tiếp xúc ánh sáng: Tình trạng rất ít người gặp, phản ứng của da khi gặp ánh sáng và ánh nắng. Da nhạy với nhưn xg với những tia cực tím và người bị sẽ nổi mẩn đỏ làm tổn thương da.

  • Viêm da tiếp xúc với bội nhiễm: Tình trạng này rất của viêm da tiếp xúc thông thường. Viêm da này xuất phát do gãi mạnh trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn và virus xâm nhập qua những vết thương đó.

 

 

2. Những nguyên nhân gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc

 

Bệnh viêm da tiếp xúc bắt nguồn từ những tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng với côn trùng, hoá học, kim loại,... Trong việc điều trị và phòng ngừa thì quang trọng nhất là chúng ta phải xác định đúng nguyên nhân gây ra tình trạng.

 

Theo từng loại, những tác nhân gây viêm da khác nhau, cụ thể:

 

  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Tác nhân chủ yếu là kim loại như vàng, đồng, niken; hóa chất như mỹ phẩm, nước rửa bát, nước tẩy rửa; đồ dùng như giày dép, vải len, quần áo; nọc độc côn trùng (kiến ba khoang, ong, muỗi) …

  • Viêm da dị ứng tiếp xúc kích ứng: Những tác nhân chủ yếu là dung môi, xà phòng có tính kiềm , dầu hoả, kim loại dạng lỏng, cao su hương liệu trong hoá mỹ phẩm,...

  • Viêm da tiếp xúc do ánh sáng: Những tia có hại của ánh sáng mặt trời, ánh sáng,..

  • Viêm da bội nhiễm: Những vi khuẩn, virus có hại cho da.

 

 

Bên cạnh đó, còn những tác nhân có thể gây ra tình trạng này:

 

  • Cơ địa: Những cơ địa da nhạy cảm, dễ dị ứng thường ảnh hưởng đến da. Đồng thời, khi cơ địa nhạy cảm, vi khuẩn, nấm tấn công sẽ khiến lớp da dễ bị tổn thương hơn.

  • Di truyền: Nếu như bố mẹ bị mắc viêm da tiếp xúc. thì con sinh ra sẽ có làn da tỉ lệ mắc bệnh khoảng 70%.

  • Sức đề kháng kém: Đây chính là yếu tố khiến cho cơ thể không thể chống lại được những tác nhân gây ra bệnh viêm da.

  • Chế độ ăn uống sinh hoạt: Những thực phẩm có thể tăng lên nguy cơ và viêm da hải sản, chất kích thích, đậu phộng,...

 

 

3. Những triệu chứng bệnh thường gặp

 

Biểu hiện của viêm da tiếp xúc ở trên người bệnh thường có những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, sẽ có một số dấu hiệu điển hình mà người bệnh có thể nhận biết được:

 

  • Da sẽ nổi những đốm và dải phát ban ở vùng da tiếp xúc với những tác nhân kích thích.

  • Những nốt ban có kích thước từ mm đến vài cm có sự phù nề hơn những vùng da xung quanh.

  • Bề mặt vùng phát ban sẽ bị nổi mụn nước, bọng nước có thể kèm theo những mụn mủ nhỏ sau vài giờ phát ban.

  • Vùng da mặt sẽ bị nóng và rát nhẹ

  • Vùng da khô lại và phục hồi sau khoảng 3 -5 ngày.

  • Những trường hợp bị viêm nặng thì sẽ bị tổn thương lan rộng, kèm bọng nước, bọng mủ, trợt loét da và bị viêm nhiễm hoại tử da.

 

 

4. Cách điều trị viêm da tiếp xúc

 

Sau đây sẽ là một số biện pháp chữa trị bệnh viêm da tiếp xúc được nhiều người ứng dụng nhất:

  • Những biện pháp điều trị ở nhà

Bên cạnh những loại thuốc được các bác sĩ chỉ định và kê đơn thì người bệnh có thể sử dụng những mẹo dưới đây:

  • Chườm lạnh: Ngay sau khi tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng, người bệnh nên rửa sạch vùng da đã tiếp xúc. Sau đó chườm lạnh khoảng 15 phút để giảm viêm, sưng, ngứa ngáy và hạn chế tổn thương da lan tỏa.

  • Tắm nước mát: Nếu da bị nổi mề đay sau khi tiếp xúc với những yếu tố gây nên bệnh thì các bạn nên tắm nước mát để loại bỏ được những kích ứng.

  • Thoa kem dưỡng ẩm: Sau khi da khô và đóng vảy thì người bệnh bôi kem dưỡng ẩm dịu nhẹ lên da để giảm tình trạng bị khô rát và cũng giúp giảm những nguy cơ gây ra sẹo.

  • Tắm bột yến mạch: Các bạn có thể sử bột yến mạch tắm nước nước ấm. Ngâm mình trong bồn nước khoảng 15 phút có thể giúp bạn giảm mủ, cấp ẩm và làm lành vết thương hiệu quả nhất.

  • Lối sống và những thói quen sinh hoạt khoa học

 

 

Để hỗ trợ điều trị đạt kết quả cao, lối sống và thói quen sinh hoạt phù hợp sẽ giúp kết quả đạt được nhanh chóng hơn, tránh nguy cơ bội nhiễm.

 

  • Tránh xa tác nhân gây kích ứng, dị ứng nhằm ngăn ngừa nguy cơ viêm trầm trọng hơn trong quá trình điều trị. Nhiều trường hợp bệnh khỏi hoàn toàn sau khi cách ly với dị nguyên sau vài ngày mà không cần điều trị.

  • Không gãi ngứa trên vùng da bị viêm.

  • Mặc quần áo rộng rãi với chất liệu thấm hút nhằm tránh cọ xát gây vỡ mụn nước.

  • Uống nhiều nước và bôi kem dưỡng ẩm để giúp da hồi phục tốt hơn.

  • Điều trị theo phác đồ

 

Các loại thuốc được chỉ định gồm thuốc bôi, thuốc uống nhằm giảm tổn thương, giải quyết triệu chứng và ngăn ngừa viêm nhiễm. Một số thuốc thường được chỉ định là:

 

  • Hồ nước: Thành phần chính là kẽm Oxyd, Glycerin và bột Talc, có tác dụng sát khuẩn nhẹ, làm dịu da và bảo vệ vùng da tổn thương. Thuốc được sử dụng khi viêm da mới khởi phát nhằm giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa tổn thương lan rộng.

  • Dung dịch Jarish: Thành phần gồm nước cất, Acidum boricum và Glycerin. Thuốc có tác dụng làm dịu da, làm sạch, khử trùng nhẹ, giảm hiện tượng sưng đỏ và viêm do viêm da tiếp xúc.

  • Thuốc bôi chứa corticoid: Được chỉ định khi tổn thương trên da đã đóng vảy và khô. Thuốc có tác dụng giảm sưng, ngứa và chống dị ứng. Cần tránh dùng thuốc bôi chứa corticoid khi da còn chảy dịch, chưa se miệng, vì thuốc có thể khiến vùng da bị viêm chậm lành.

  • Thuốc kháng sinh tại chỗ: Một số kháng sinh tại chỗ có thể được chỉ định, trong đó có Acid fusidic nếu bệnh nhân bị bội nhiễm.

  • Thuốc uống kháng histamin: Là thuốc chữa viêm da dị ứng tiếp xúc, giúp làm giảm các triệu chứng cơ năng và tổn thương thực thể, giải mẫn cảm, chống dị ứng và giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm da.

  • Thuốc corticoid đường uống: Thuốc được chỉ định ngắn hạn cho những trường hợp viêm nặng nhằm giảm viêm và chống dị ứng.

  • Thuốc kháng sinh đường uống: Nếu viêm da xảy ra trên diện rộng hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng sâu, người bệnh cần sử dụng kháng sinh đường uống để phòng ngừa và tiêu diệt vi khuẩn.

 

Thuốc điều trị có thể gây nhiều tác dụng phụ, vì vậy người bệnh cần sử dụng thuốc theo phác đồ và chỉ định từ các bác sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn.

 

 

Bài viết trên đây, Zee Store VietNam đã cung cấp cho các những thông tin về bệnh viêm da tiếp xúc và những cách giúp bạn có thể điều trị được bệnh. Chúc các bạn có thể chăm sóc làn da của mình thật tốt nhé!

 

XEM THÊM:

Cách Chăm Sóc Chuẩn Cho Làn Da Nhạy Cảm

Bạn Đã Biết Cách Chăm Sóc Da Dầu Hay Chưa?

Routine Skincare Chuẩn Cho Các Nàng Da Khô


 

Đang xem: Viêm Da Tiếp Xúc Là Gì? Nguyên Nhân & Cách Điều Trị

TRUYỀN THÔNG NÓI GÌ

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng