Nhiều người có thể đang lạm dụng son dưỡng môi quá biết mà không biết ảnh hưởng tiêu cực tới đôi môi của việc này. Vì vậy nếu son môi không đúng cách, thỏi son vô tình lại “phản chủ” khi làm bạn kém duyên hơn. Dưới đây là những tác hại của son dưỡng môi đa số chị em đều mắc phải, hãy cẩn trọng nhé!
1. Tác hại của son dưỡng môi khi quá lạm dụng
Nhiều người thường nghĩ dùng son dưỡng mỗi ngày sẽ giúp đôi môi luôn được mềm mượt, căng bóng. Song, nếu dùng nhiều quá sẽ gây phản tác dụng đấy. Dưới đây chính là những tác hại của son dưỡng môi:
Môi bị khô, bong tróc hơn
Son dưỡng môi chỉ mang lại cảm giác thoải mái tạm thời và có một vài loại son còn khiến đôi môi bị bong tróc, thậm chí còn khô hơn. Bởi khi lớp màng ẩm mỏng từ son dưỡng môi bay hơi, nó sẽ làm môi bạn mất nước nhiều hơn và khô hơn.
Môi khô và bong tróc nhiều hơn
Gây kích ứng quanh môi
Các bác sĩ chuyên khoa khẳng định rằng chúng ta nên bôi son dưỡng môi không quá 3 lần một ngày. Khi thức dậy, sau khi ăn/uống và ngay trước khi ngủ. Nếu sử dụng son dưỡng môi quá nhiều, bạn có thể bị kích ứng hoặc có thể xuất hiện những nốt nhỏ xung quanh vùng môi.
Môi có thể trở nên lười biếng
Một số công thức son dưỡng môi tạo lớp rào chắn nhân tạo để giữ độ ẩm, khiến môi làm việc ít hơn để tự duy trì độ ẩm của nó.
Gây "nghiện" thoa son dưỡng
Khi môi quá khô, bạn sẽ có xu hướng thoa son dưỡng liên tục và dần "nghiện" cơ chế làm dịu khi sử dụng son dưỡng. Đây là thói quen không tốt, cần thay đổi ngay.
Lạm dụng son dưỡng khiến môi mất đi khả năng tự bảo vệ và bạn buộc phải phụ thuộc vào sản phẩm này. Bất cứ khi nào không thoa son trên môi, miệng lại trở nên khô ráp, bong da.
2. Cách chọn son dưỡng môi
Đối với khí hậu của Việt Nam thì mùa thu và mùa đông, thời tiết thường hanh khô dẫn đến môi hay bị nứt nẻ, gây cảm giác rất khó chịu. Đối với trường hợp này thì chị em nên dùng son dưỡng để giúp cho môi trở nên mềm mại và tươi sáng.
Đối với các son dưỡng thì bạn nên lựa chọn loại được làm từ 100% nguyên liệu tự nhiên. Ví dụ như hyaluronic acid, dầu hạnh nhân, dầu cám gạo, dầu hạt mè, dầu nụ tầm xuân, dầu quả bơ, dầu hạt bơ, bơ hạt mỡ.
Lưu ý khi chọn son dưỡng môi
Ngoài ra bạn cũng cần quan tâm đến chất lượng các sản phẩm trước khi lựa chọn. Để đảm bảo chất lượng thì sản phẩm phải đảm bảo đầy đủ các loại giấy chứng nhận kiểm định từ bộ y tế, từ cục an toàn thực phẩm… Đây cũng là một cách để bạn nhận biết loại sản phẩm tốt. Từ đó bạn có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng mà không phải lo lắng gì vì tác hại của son dưỡng môi.
3. Chọn son dưỡng môi tốt, an toàn
Son dưỡng môi/ mặt nạ ngủ môi chiết xuất lựu đỏ giúp nuôi dưỡng môi, dưỡng ẩm môi, chống thâm môi, chống nứt môi hiệu quả, giúp môi mềm mượt và giúp bạn có đôi môi hồng hào hơn, bạn không cần phải lo lắng bởi những tác hại của son dưỡng môi.
Công dụng:
Kích thích tuần hoàn máu dưới môi
Nuôi dưỡng và giúp môi hồng hào mềm mịn hơn
Hỗ trợ dưỡng ẩm, chống thâm, chống nứt môi hiệu quả.
Thành phần chính:
Với công thức chiết xuất thiên nhiên từ Bơ Hạt Mỡ, Quả Lựu Đỏ, Tinh Dầu Bạc Hà, Tinh Dầu Bơ, Dầu Jojoba, Dầu Dừa, Dầu Hoa Trà Nhật Bản, Vitamin E, HA… bảo vệ, nuôi dưỡng, làm mềm môi, giúp môi căng mọng, hồng hào tránh tình trạng xỉn màu, nứt nẻ.
Hướng dẫn sử dụng:
Sau khi vệ sinh hoặc tẩy tế bào chết môi, dùng một lượng vừa đủ thoa lên môi.
Có thể dùng trước khi đi ngủ ủ môi qua đêm hoặc dùng trước khi thoa son trang điểm.
4. Tránh quên tẩy da chết cho môi
Rất nhiều chị em chỉ nghĩ đến tẩy da chết cho mặt, toàn thân mà quên mất đôi môi cũng rất cần được tẩy da chết. Việc dùng son môi trong thời gian dài (nhất là những dòng son chứa nhiều chì), sắc môi bạn sẽ bị ảnh hưởng và thậm chí bị thâm. Chính vì thế, tẩy da chết là bước cần thiết và rất quan trọng để lấy lại làn môi sáng đẹp và khỏe mạnh.
Tẩy tế bào chết môi hạt cà phê
Có rất nhiều cách đơn giản để tẩy tế bào chết cho môi, nhưng phổ biến nhất là dùng hỗn hợp tẩy da chết bằng đường nâu và dầu olive.
Qua những chia sẻ trên, bạn đã biết những tác hại của son dưỡng môi quá thường xuyên rồi nhé. Nếu bạn cũng có thói quen không tốt này thì phải loại bỏ ngay để bảo vệ sức khỏe đôi môi nha.
Xem thêm:
Tip Cứu Làn Môi Khô Nứt Nẻ Vào Mùa Đông Cực Hiệu Quả
Làm Gì Để Có Một Đôi Môi Căng Mọng, Hồng Hào?
Mật Ong Có Tác Dụng Gì Cho Môi? Cách Sử Dụng Hiệu Quả Nên Biết