Môi Khô Nứt Nẻ Là Thiếu Chất Gì? Bệnh Gì? 5 Vitamin Cần Thiết Cho Môi

Môi Khô Nứt Nẻ Là Thiếu Chất Gì? Bệnh Gì? 5 Vitamin Cần Thiết Cho Môi

Tình trạng môi khô, nứt nẻ, chảy máu không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn là 1 bất tiện lớn trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Không chỉ gây cảm giác khó chịu, điều này còn khiến nhiều người e ngại, mất tự tin khi giao tiếp, gặp gỡ những người xung quanh. Vậy môi khô nứt nẻ là thiếu chất gì, làm thế nào để điều trị triệt để, an toàn?

1. Môi khô nứt nẻ do thiếu vitamin

Thiếu vitamin được xem là 1 trong những nguyên nhân chính giải đáp thắc mắc môi khô nứt nẻ là thiếu chất gì? Đó là các vitamin sau:

Vitamin A: Vitamin A là “chiến binh” quan trọng trong hàng rào miễn dịch của cơ thể, nhất là đối với mắt, phổi, ruột. Đối với làn da, vitamin A có vai trò cải thiện quá trình lão hoá, giảm bớt sự thô ráp, khi vitamin này bị thiếu hụt dễ gây nên tình trạng môi khô nứt nẻ hoặc chảy máu, khô mắt, suy giảm trí nhớ, mất ngủ…

Vitamin B2: Đây được xem là hoạt chất quan trọng giúp làn da luôn sáng khỏe, thúc đẩy sự phát triển của các mô tế bào. Đồng thời vitamin B cũng đóng vai trò duy trì hàm lượng collagen trên da, giúp da căng miệng, ức chế quá trình lão hóa, ngăn chặn khô da. Do vậy, khi vitamin B bị thiếu hụt, tình trạng môi khô nứt nẻ rất dễ xảy ra.

Vitamin B3: Vitamin này giúp dưỡng ẩm, giảm sự mất nước trên da… Nếu vitamin B3 bị thiếu hụt rất dễ dẫn đến khô ráp, nứt môi, sưng miệng và sưng lưỡi.

Vitamin B6: Vitamin B6 có tên khoa học là Pyridoxine, đây là dưỡng chất quan trọng có ảnh hưởng không nhỏ tới phản ứng rối loạn da, nếu bị thiếu hụt sẽ dẫn đến viêm da, khô môi, nứt nẻ khóe miệng.

Vitamin C: Vitamin C là dưỡng chất quan trọng đối với làn da,  đóng vai trò tổng hợp collagen tự nhiên của cơ thể, bảo vệ da trước sự gây hại của các gốc tự do. Vì vậy, khi loại vitamin này bị thiếu hụt, tình trạng khô ráp, nứt nẻ trên môi hoàn toàn có thể xảy ra.

Môi khô nứt nẻ do thiếu các loại Vitamin

2. Môi khô nứt nẻ do thiếu kẽm, sắt

Kẽm là một trong những khoáng chất bổ sung quan trọng nhất giúp giữ cho đôi môi luôn căng mọng, quyến rũ. Hơn nữa, kẽm còn rất quan trọng cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.

Nguồn thực phẩm có chứa kẽm có thể được tìm thấy trong mọi thứ, từ thịt và cá đến các loại đậu. Mặc dù tình trạng thiếu hụt kẽm rất hiếm khi gặp phải nếu có một chế độ ăn uống đủ chất, việc chủ động bổ sung kẽm có thể ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp, tăng cường sự đàn hồi cho làn da và cả làn môi.

Ngoài kẽm, sắt là nguyên tố quan trọng trong quá trình sản xuất năng lượng oxy hoá, vận chuyển oxy, tham gia vào hoạt động hô hấp của cơ thể. Khi đôi môi bị khô ráp, nứt nẻ cũng là dấu hiệu cảnh báo sớm bạn bị thiếu sắt và cần phải bổ sung.

Môi khô nứt nẻ do thiếu kẽm, sắt

3. Môi khô nứt nẻ do thiếu nước

Hơn 70% cơ thể là nước, đây là nguồn cung cấp khoáng chất, chất dinh dưỡng, oxy đến các tế bào trong cơ thể, đặc biệt là vai trò duy trì độ ẩm, vẻ căng bóng cho làn da. Khi cơ thể không đủ nước, các chức năng sinh học bị suy yếu, khi đó đôi môi ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.

Nếu tình trạng thiếu nước xảy ra, môi không được cung cấp đủ dưỡng chất, khoáng chất nên dễ nứt nẻ, bong tróc. Ở người có bệnh lý nền là tiểu đường thì tình trạng này còn phổ biến hơn rất nhiều.

Vì vậy mỗi ngày bạn nên bổ sung khoảng 2-2,5 lít nước để giúp làn da, vùng môi trở nên mềm mại bớt khô ráp.

Bổ sung 2 lít nước trở lên mỗi ngày

4. 5 Vitamin cần thiết cho đôi môi khô nứt nẻ

Cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ các vitamin nhưng nếu không bổ sung đầy đủ, thì sẽ có các dấu hiệu báo động ngay. Nguyên nhân chính tình trạng môi khô nứt nẻ là thiếu chất gì cũng là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu hụt các vitamin.

  • Vitamin B2

Vitamin B2 còn được gọi là Riboflavin – là một hoạt chất thiết yếu để duy trì sức khỏe của móng tay, da và đôi môi của bạn. Thiếu vitamin B2 sẽ gây ra tình trạng ngứa môi, khô môi và có thể nứt môi. Trung bình mỗi ngày, một người trưởng thành cần 1.7 mg Vitamin B2 cho cơ thể. Những thực phẩm giàu Vitamin B2: thịt, cá, trứng, hạnh nhân, nấm, súp lơ xanh,…

  • Vitamin B3 (Vitamin PP)

Vitamin B3 còn được gọi là vitamin PP, là một dạng Niacin phức tạp, nếu cơ thể thiếu loại vitamin này có thể dẫn đến tình trạng da khô, nứt môi, sưng miệng và lưỡi. Ngoài ra, Vitamin B3 có chức năng giảm mức cholesterol cao trong cơ thể, điều trị rối loạn hô hấp và mạch máu, hỗ trợ tốt cho việc lưu thông máu và hoạt động của não bộ được bình thường, giúp tăng cường trí nhớ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chúng ta nên tiêu thụ từ 13-20 mg Vitamin B3 mỗi ngày. Những thực phẩm giàu Vitamin B3: nấm, quả bơ, các loại đậu, rau xanh, ngũ cốc…

  • Vitamin B6

Một trong những nguyên nhân chính khiến môi khô là do thiếu vitamin B6. Vitamin B6 được gọi là Pyridoxine, nếu thiếu loại vitamin này có thể gây rối loạn da, viêm da và nứt nẻ ở khóe miệng. Trung bình, mỗi phụ nữ trưởng thành nên tiêu thụ 1,3 mg Vitamin B6 mỗi ngày. Những thực phẩm giàu Vitamin B6: thịt, cá, trứng, sữa, gan gà, các loại hạt, rau xanh, chuối, bơ…

  • Vitamin C

Chắc mọi phụ nữ đều biết sự quan trọng của Vitamin C đối với làn da. Vitamin C giúp làn da trắng sáng, căng mịn và duy trì được sự trẻ trung. Với đôi môi cũng tương tự, vitamin C giúp đôi môi được căng bóng và hồng hào; nếu thiếu loại vitamin này, đôi môi sẽ bị khô và thâm trông thấy. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ cần tối thiểu 75mg Vitamin C mỗi ngày. Những thực phẩm giàu Vitamin C: kiwi, dâu tây, cam, ổi, dứa, đu đủ; ớt chuông, bông cải xanh,…

  • Vitamin A

Vitamin A không chỉ quan trọng cho mắt mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo các tế bào da và kháng viêm. Khi cơ thể bị thiếu hụt vitamin A, có thể khiến bạn gặp phải những vấn đề về da như viêm da, ngứa da, khô da, khô nứt môi và các biểu hiện khác nghiêm trọng hơn như khô mắt, suy giảm trí nhớ… Trung bình, mỗi người cần bổ sung 1mg Vitamin A mỗi ngày. Những thực phẩm giàu Vitamin A: cà rốt, khoai lang, bí đỏ,các loại rau xanh thẫm, phomai, trái cây sấy khô, hải sản,…

Bổ sung Vitamin bằng nhiều trái cây, rau xanh

5. Các lưu ý chăm sóc môi bị khô, nứt nẻ

  • Tránh đi ra ngoài khi thời tiết khô hanh và gió mùa.

  • Không liếm môi hoặc bóc da môi (liếm môi sẽ khiến môi khô hơn, bóc da môi sẽ khiến môi bị chảy máu, mất đi lớp da bảo vệ).

  • Dưỡng ẩm cho môi đều đặn mỗi tối trước khi đi ngủ sau khi đã tẩy trang, làm sạch lớp son.

  • Chọn son môi phù hợp với làn da, ưu tiên loại son có chứa vitamin E, kem chống nắng dành cho mùa đông...

  • Tô son đúng cách (thoa kem dưỡng môi lên trước 5 phút sau đó mới tô son để bảo vệ da môi).

  • Khi ra ngoài trong thời tiết hanh khô cần đeo khẩu trang, vì không khí lạnh khô rất dễ khiến môi bong tróc và nứt nẻ.

Sử dụng tẩy tế bào chết và son dưỡng môi

Tẩy tế bào chết môi lựu đỏ zeestore

Mỗi hoa thơm quả ngọt đều cần đến một quá trình chăm bón dài ngày và đòi hỏi phải thật kiên nhẫn. Việc bảo vệ, chăm sóc đôi môi cũng vậy. Xây dựng một thói quen chăm sóc cho đôi môi hoàn hảo có thể cải thiện nhiều hơn bạn tưởng đấy! Chúc bạn luôn có một đôi môi luôn khỏe mạnh, tươi trẻ và rạng ngời. 

Xem thêm:

 

Tip Cứu Làn Môi Khô Nứt Nẻ Vào Mùa Đông Cực Hiệu Quả

Nguyên Nhân Khô Môi - 7 Mẹo Trị Khô Môi Hiệu Quả, Môi Luôn Căng Mọng

Đang xem: Môi Khô Nứt Nẻ Là Thiếu Chất Gì? Bệnh Gì? 5 Vitamin Cần Thiết Cho Môi

TRUYỀN THÔNG NÓI GÌ

0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng