Đôi môi căng mọng mượt mà là ước mơ của mọi cô gái. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải thường xuyên gặp phải tình trạng môi bị thâm do rất nhiều nguyên nhân. Vậy tại sao môi thâm? Tìm hiểu ngay 6 nguyên nhân khiến môi ngày càng thâm mà bạn không hề biết cùng ZEESTORE.
1. Bị thâm môi là gì?
Môi bị thâm hay còn được gọi là sự thay đổi màu sẫm do tình trạng biểu hiện các tế bào melanocytes bị tổn thương. Điều này dẫn đến việc kích thích hắc tố melanin tăng tiết quá nhiều và tập trung chủ yếu ở môi.
Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngoài môi trường cũng như thói quen sinh hoạt có tác động lớn đến việc môi thẫm màu, không còn hồng hào và kém mịn màng.
Thâm môi
2. Các cấp độ thâm môi
Tùy thuộc vào sắc độ vùng da môi và độ mềm mại của lòng môi mà chúng ta có thể chia thành 3 cấp độ thâm môi cơ bản:
Môi hơi thâm: Chỉ hơi sậm màu, không được hồng tươi.
Môi thâm vừa: Vùng môi không có màu hồng mà trở nên hơi tím.
Môi thâm nặng: Vùng da môi khô ráp, màu môi ngả thành tím đen.
Môi hơi thâm
3. 6 nguyên nhân khiến môi ngày càng thâm
Môi bị thâm sạm, thâm đen tại phần viền môi là biểu hiện sự tổn thương của các tế bào melanocytes, khiến các sắc tố melanin sản sinh mạnh mẽ, tập trung nhiều trên môi khiến môi trở nên thâm sạm, lan ra toàn bộ viền môi. Tại sao môi thâm? Nguyên nhân thâm viền môi là do đâu?
Tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời
Ánh sáng mặt trời cũng là nguyên nhân khiến cho vùng môi bị tổn thương, từ đó quá trình sản xuất melanin cũng diễn ra mạnh mẽ hơn, đồng thời, tia tử ngoại khi tác động lên môi cũng khiến môi bị khô ráp, sần sùi, dễ bong tróc hơn.
Do uống ít nước
Cơ thể không được cung cấp đủ nước, không khí khô hanh do ngồi điều hòa hoặc tại vùng khí hậu lạnh (miền Bắc vào mùa đông) có khả năng làm mất đi lượng nước cần thiết để duy trì vẻ mịn màng của làn da, đồng thời sẽ làm cho môi bị khô tróc, sau đó ngày càng trở nên xỉn màu và trở thành tình trạng thâm môi kém đẹp mắt.
Uống không đủ nước mỗi ngày
Dùng son môi kém chất lượng
Son môi là vật bất ly thân của mọi cô nàng, hầu như chúng ta đều sử dụng son môi hàng ngày; có những người vì yếu tố công việc mà còn phải đánh son rất dày và thoa đi thoa lại nhiều lần. Bởi vậy, việc lựa chọn son môi có thành phần lành tính, an toàn là vô cùng cần thiết.
Bởi lẽ các thành phần có hại trong son môi có thể gây ra hiện tượng bong tróc, khiến cho môi bị kích ứng đồng thời làm môi phản ứng với các chất hóa học, lâu ngày sẽ trở nên sậm màu cực kì nghiêm trọng.
Do thiếu máu
Có thể bạn không biết, thiếu máu cũng là một trong những nguyên nhân khiến môi thâm. Thiếu máu sẽ dẫn đến thiếu hụt hemoglobin (chất chịu trách nhiệm chính cho màu đỏ của máu) khiến màu môi cũng biến đổi.
Mím, cắn hoặc liếm môi
Bạn nên nhớ đôi môi của mình vô cùng mỏng manh và sẽ tự trải qua quá trình hao mòn nghiêm trọng. Liếm môi, cắn hoặc ấn vào môi có thể làm tình hình trở nên trầm trọng hơn, gây ra tình trạng tăng sắc tố môi. Ngoài ra, liếm môi cũng là một nguyên nhân chính khiến môi bị khô và nứt nẻ.
Hút thuốc lá
Nguyên nhân của vấn đề môi thâm phải làm sao? Trong thuốc lá có chứa chất nicotine, đây là một loại chất hóa học nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà còn làm đôi môi biến màu và thâm dần khi dùng trong một thời gian dài. Vậy nên chúng ta có thể nhận thấy, nam giới hút thuốc cũng thường có làn môi thâm tím so với những người ít hoặc không sử dụng thuốc lá.
Hút thuốc lá khiến môi thâm
4. Phương pháp điều trị môi thâm
Sau khi nắm tại sao môi thâm như trên, chắc chắn chúng ta cũng cần phải thực hiện một số biện pháp để đẩy lùi tình trạng “khó chịu” này. Hãy cùng check ngay để xem những phương pháp đó là gì nhé!
Chanh và mật ong
Chanh vốn có chứa axit thiên nhiên nên có khả năng tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, mật ong cũng là nguyên liệu làm đẹp nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Sự kết hợp giữa mật ong và chanh giúp mang đến cho bạn một loại mặt nạ cực kì hiệu quả trong việc tẩy tế bào chết, khắc phục vấn đề môi bị thâm.
Dưỡng môi bằng chanh và mật ong
Dấm táo
Khác với dấm gạo thông thường, dấm táo có chứa axit từ trái cây nên cưc kì hữu hiệu cho việc tẩy da chết, loại bỏ lớp tế bào cằn cỗi và trả lại cho bạn làn môi sáng hồng. Cách thực hiện cực kì đơn giản, các nàng chỉ cần pha loãng dấm táo theo tỉ lệ 1:1 sau đó dùng bông tẩy trang thấm dung dịch và tiến hành chà nhẹ nhàng trên bề mặt môi. Chú ý các thao tác này chỉ nên thực hiện thật nhẹ tay để khôn làm tổn thương vùng da môi nhạy cảm nhé.
Dầu dừa
Thành phần toco trienol trong dầu dừa giúp tác động trực tiếp lên những vùng thâm sạm, xỉn màu của môi chỉ sau một thời gian sử dụng. Dầu dừa dễ tìm, bên cạnh việc trị thâm còn giúp sáng hồng môi, tăng độ ẩm nên được nhiều người áp dụng.
Dầu dừa dưỡng môi
Nghệ
Nghệ được xem là “thần dược” trong làm đẹp với nhiều công dụng đáng tự hào như mờ sẹo, mờ thâm, xóa tàn nhang hoặc trị các loại mụn trứng cá, mụn bọc… Ngoài những công dụng trên, nghệ còn giúp trị thâm môi hiệu quả, an toàn. Hoạt chất curcumin có trong củ nghệ giúp cải thiện sắc môi và độ ẩm cho môi.
Nha đam
Trị thâm môi bằng nha đam được áp dụng và đạt được nhiều thanh công. Nha đam có chứa các khoáng chất và axit amin giúp loại bỏ lớp tế bào chết, đồng thời kích thích sản sinh tế bào da mới. Điều này giúp da môi hồng hào, căng mịn hơn.
Dưỡng môi bằng nha đam
Lựu
Quả lựu có chứa nhiều Vitamin C với khả năng chống oxy hóa tốt cho môi. Màu lựu đỏ giúp thay đổi sắc tố môi. Đôi môi của bạn sẽ trở nên hồng hào và tươi tắn hơn.
Son dưỡng hồng môi lựu đỏ
Trên đây đã cấp cấp các nguyên nhân tại sao môi thâm với những lý do đôi khi “vô tình” khiến bạn sử dụng son dưỡng môi trị thâm cũng không thể cải thiện được tình trạng của bờ môi. Bên cạnh việc từ bỏ những thói quen xấu trên đây thì bạn cùng nên quan tâm hơn đến bước tẩy tế bào chết môi của mình. Hãy áp dụng các phương pháp trị thâm tự nhiên hoặc phương pháp khử thâm công nghệ cao để sở hữu đôi môi luôn hồng nhuận, tươi tắn.
Xem thêm:
Top 10 Cách Trị Thâm Môi, Dưỡng Môi Hồng Tự Nhiên Đơn Giản Tại Nhà
Tip Cứu Làn Môi Khô Nứt Nẻ Vào Mùa Đông Cực Hiệu Quả
Nguyên Nhân Khô Môi - 7 Mẹo Trị Khô Môi Hiệu Quả, Môi Luôn Căng Mọng